Kể Lại Một Chuyến Đi

Nhận được lời mời của chị Nguyên Ngọc rủ đi Ấn độ trong dịp khánh thành Trung Tâm tu học Viên Giác vào dịp trước Giáng Sinh 2001, tôi về nhà và nhờ Phật độ đă thuyết phục được song thân cùng đi chung.

Sáng sớm ngày 27.02.2002 các bác, anh chị vùng Aschaffenburg, Frankfurt và Wiesbaden đă có mặt tại phi trường Frankfurt để lấy máy bay sang Paris. Tại phi trường Charles de Gaulle trong lúc đi từ Halle D sang Halle F  để đổi máy bay sang New Delhi, phái đoàn đă có cơ duyên gặp được sư ông Thích Nhất Hạnh và phái đoàn đang chờ máy bay để bay sang Boston (USA). Sau khi hỏi thăm và vấn an sư ông th́ mọi người đă từ giă và lên chờ máy bay sang New Delhi.

Tại pḥng chờ đă có mặt gần đủ các bác, các anh chị từ các nơi khác tới, những lời thăm hỏi cho những ai đă quen và những lời làm quen cho những người mới gặp lần đầu, thật cảm động, tôi có lẽ là người duy nhất trong nhóm ít quen với các bạn trong đoàn , không sao, chưa quen th́ bây giờ làm quen mà.

Chuyến bay AF148 cất cánh đúng giờ và  trực chỉ New Delhi. Chuyến bay thật êm đềm, Air France phục vụ rất chu đáo, nhất là đă lo thức ăn chay cho cả đoàn.

 

1. Thời gian ở New Delhi lần thứ nhất:

Đến phi trường New Delhi lúc sáng sớm ngày 28.02, có trục trặc về vấn đề hành lư, v́ các bạn chung đoàn đă lấy hộ vali mà không nói, để người mất phải đi t́m đỏ mắt, khiếu nại làm cả đoàn phải chờ mất hơn 1 giờ đồng hồ, thành thật xin lỗi tất cả các Bác và các anh chị........cuối cùng th́ được cho biết ngoài xe có dư ra 2 cái vali.

Mệt ră rời sau khi trải qua những chờ đợi, điền đơn...tôi ra khỏi phi trường, thầy Thích Giác Hạnh đă chờ đoàn từ lúc nửa đêm với chiếc xe Bus thuê sẵn. Thầy và cả đoàn được chở thẳng về khách sạn trong khu Tây Tạng, nơi Thầy đă liên lạc để thuê pḥng cho. Cả đoàn gồm 24 người phải ở trong 2 khách sạn, tuy nhiên có một khách sạn v́ không đặt tiền trước nên tới nơi họ không mở cửa, thế là Thầy lại phải chạy đi từng pḥng và cho thêm người vào ngủ, thay v́ 2 người phải ngủ 4 người. Không sao ‘hoan hỷ, hoan hỷ‘, v́ đêm cũng chỉ c̣n có vài tiếng đồng hồ nữa thôi!

Buổi sáng 28. 02 trước khi Thầy hướng dẫn đi xem một vài nơi ở New Delhi th́ ghé ra trạm xe lửa để mua vé xe lửa từ Bodhgaya ra New Delhi (vé đi đă được cô Thủy ở Frankfurt mua cho đầy đủ rồi). Ở trạm xe lửa đúng là một cơ hội để học ‘Hạnh kiên nhẫn‘. Vào tới nhà ga, Thầy bảo các bạn đi theo mỗi người ngồi một hàng ghế để dành chỗ, riêng Thầy lo lấy ‘mẫu đơn xin mua vé‘ để điền vào với đầy đủ chi tiết từ tên tuổi, phái tính cho đến số Passport. Đơn xin mua vé điền xong mang lại cho một ‘bà bán vé‘ để xin mua vé, ‘bà ấy‘ hỏi giấy đổi tiền, v́ các thành viên là người NQ, một chị có giấy đổi tiền đưa ra, bà ấy coi và bảo rằng không đúng, thật ra lúc đổi tiền th́ đâu có ai để ư xem ‘cái ông đổi tiền‘ ông ấy ghi cái ǵ vào? Bà bán vé chỉ sang 1 bàn khác, phải trả bằng US$, lại xề sang bàn đó, nơi đây một ‘ông bán vé‘ bảo rằng, phải đi ra bàn phía ngoài cho Chefin của ông ta xác minh là có chỗ trên chuyến xe lửa không đă th́ ông ta mới bán vé. Cả đoàn kéo ra bureau của bà Chef này, Thầy bảo đưa 100 Rupies (độ hơn 2 US$) để cho bà ấy làm việc cho dễ, nhưng mà bà ấy không nhận tiền mà chỉ hỏi có Gift (quà tặng) không thôi, chị Nguyên Ngọc phải lấy lọ nước hoa quà sinh nhật của cháu Nguyên Bạch để tặng cho bà ta. Sau khi có chữ kư rồi, cầm tất cả hồ sơ giấy tờ trở lại bàn của ông bán vé để xin mua vé, bây giờ th́ ông ta lại chỉ qua ‘bà bán vé‘ lúc đầu v́ đă có chữ kư xác nhận của bà Chefin rồi th́ có thể trả tiền mua vé bằng Rupies (đơn vị tiền tệ của Ấn độ).

Trở lại ‘bà bán vé‘ lúc đầu tiên, tôi dúi vào tay bà tờ 100 Rupies, bà ta cười tươi như hoa, trả lại tiền và nói rằng không được phép nhận tiền, nhưng nếu có Gift th́ cho bà ta, thế là mọi người móc ví, móc túi coi có ǵ không để tặng bà ấy, được tổng cộng 1 hộp nước cam, 1 gói kẹo và 2 cây viết nguyên tử để đưa cho bà ta. Bây giờ th́ bà rất niềm nở lại c̣n hướng dẫn cho đoàn rằng, những ai trên 60 tuổi sẽ được bớt giá vé 30%. Mọi người mừng thầm, chắc lần này sẽ mua được vé. Ngồi chờ bà ấy tip vào máy Computer và in vé ra, sau khi nh́n kỹ th́ bà ấy bán vé cho đoàn vào ngày 12/3 mà đoàn th́ muốn mua vé ngày 11/3 (đơn xin mua vé cũng đề ngày 11/3). Làm sao bây giờ đây?

Thế là lại 1 màn điền đơn lần thứ hai, điền đơn xin mua vé cho ngày 11/3, đơn để xin hủy bỏ vé ngày 12/3 và trả 20 Rupies cho 1 vé hủy!!!!

Chắc đọc tới đây ai cũng bảo, sao lại có chuyện vô lư thế nhỉ?, dạ thưa chuyện này đúng 100%, người viết là người đă trực tiếp làm chuyện này đấy ạ!! Lần thứ nhất tiếp xúc với cơ quan của xứ Ấn độ!!

Bây giờ th́ đă gần trưa rồi, Thầy dẫn cả đoàn đi coi Khải Hoàn Môn (đài kỷ niệm chiến sĩ trận vong)  của Ấn độ, nơi đây mỗi viên đá đều có khắc tên 1 chiến sĩ đă hy sinh v́ đất nước, đài kỷ niệm thật to lớn và hơi giống như Khải Hoàn Môn ở Paris nhưng nhỏ hơn. Sau đó Thầy dẫn đi ăn cơm ở Ichiban, tiệm cơm chay nổi tiếng ở New Delhi, cơm ăn thật ngon, đặc biệt có món uống lassie (giống như sữa chua nhưng c̣n non, có pha thêm chút đường và nước đá, rất tốt cho việc tiêu hóa).

Sau bữa cơm trưa Thầy dẫn cả đoàn vào thăm Xá Lợi Phật ở Thư viện Quốc Gia, giá vé vào cửa là 150 Rupies (độ 3 US$), điều đáng nói là giá vé cho người NQ ở đây đắt gấp 20 lần so với người bản xứ!.

Xá lợi Phật được đặt trong 1 ṭa tháp mạ vàng, có chóp bằng vàng thật do Vương quốc Thái Lan tặng cho quốc gia Ấn độ. Đây cũng là một phước báu của đoàn, v́ không phải ai trong đời cũng được xem Xá Lợi Phật (phần c̣n lại sau khi đă thiêu nhục thể của Đức Phật). Tiếp theo Thầy dẫn đến xem nơi đă thiêu nhục thân của Thánh Gandhi, vị cha già dân tộc của xứ Ấn độ, người đă dùng chính sách bất bạo động mà dành lại được độc lập cho dân Ấn từ tay người Anh vào năm 1947.

 

2. Đi về Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya)

Đêm nay mọi người sẽ ra nhà ga xe lửa của New Delhi để đi về Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Phật đă đắc đạo dưới cội bồ đề và cũng tại đây Trung Tâm tu học Viên Giác sau 3 năm xây dựng sẽ được khánh thành vào ngày mùng 6 tháng 3.

Trước giờ xe lửa khởi hành độ 3 giờ đồng hồ, Thầy đă thuê xe Rishaw đạp (giống xe xích lô đạp bên VN, nhưng ở đây người đạp xe ngồi đằng trước) để chuyên chở hành lư từ Hotel (ở trong ngơ hẻm giống bên VN) lên xe Bus.

Đây cũng là một kinh nghiệm, mỗi xe Rishaw sau khi chất đầy hành lư lên, phải có ít nhất 1 người theo sau để hướng dẫn họ chở đến chỗ tập trung hành lư ở xe Bus, nếu không chả biết họ sẽ chở hành lư đi đâu???

Trên xe Thầy đă bố trí, chia đội, ai đi với ai, làm ǵ, đứng đâu.v.v....Ra đến nhà ga, chất hành lư xuống đường, Thầy mướn người khuân vác. Cứ 3 người phu đẩy một cái xe h́nh thức như cái thang, bề dài khoảng 3 thước, bề ngang độ hơn 1 thước, có 2 bánh xe ở 2 bên, phía trước có 1 cái cán để 1 người có thể kéo xe được.

Hành lư mang tới trước cổng (Gleis) mà xe lửa sẽ dùng, các thành viên trong đoàn đứng xung quanh, chờ khi xe lửa đến, các người phu sẽ mang hành lư chất lên toa xe lửa cho ḿnh.

Xe lửa đến, người lên xe và hành lư được mang với tốc độ nhanh nhất lên toa xe, chất vào bất cứ chỗ nào đó cho hết hành lư, v́ người giúp khuân hành lư c̣n phải nhận thù lao và ra khỏi xe lửa, trước khi xe khởi hành. Đến đây lại thêm 1 đặc điểm nữa của hỏa xa Ấn độ, vé xe lửa mua nhưng phải xác nhận (confirm), đoàn mua 26 vé xe lửa, trả tiền 26 vé, nhưng chỉ được có 16 chỗ nằm mà thôi, phải làm sao bây giờ? Thế là 2 người 1 giường nằm trở đầu đuôi, ai c̣n trẻ th́ leo lên lầu 3, nằm gác chân lên 1 cái vali để mà ngủ, ấy thế mà có tai nạn xảy ra. Một thành viên của đoàn, ngủ trên lầu 3, khi mê ngủ đạp 1 cái túi đeo lưng rớt xuống đất, chị Nguyên Ngọc nằm ở tầng giữa, v́ 2 người 1 giường nên đôi chân chị đưa ra khỏi giường, cái túi đeo lưng rơi xuống trúng vào đôi chân chị, chị kể có cảm giác như bị điện giật, bèn kêu lên ‘điện giật, điện giật‘, một chị nằm ở cái giường bên lối đi, thấy cái túi rơi cái bịch xuống, chị hoảng quá hét lên, tôi nằm trên giường lầu 3 nghe tiếng hét cũng hét lên theo, anh chàng đạp rơi cái túi cũng choàng dậy và dùng ch́a khóa đập vào cái cột của giường xe lửa, ba tôi từ pḥng xe lửa bên cạnh nghe tiếng la, hoảng quá nhảy từ lầu 3 xuống và chạy sang, ai cũng tưởng có  ‘ăn cướp‘ hay chuyện ǵ bất trắc xẩy ra.

Xe lửa đến Bodhgaya vào khoảng giữa trưa, cô Thủy Frankfurt đă chờ đón đoàn với chiếc xe Bus mướn sẵn để đưa đoàn về nơi trú ngụ, đúng là đoàn có những vị ‘Bồ tát‘ giúp đỡ, xe lửa chỉ dừng có 15 phút thôi, v́ thế lúc ở New Delhi thầy Giác Hạnh đă dặn kỹ, các cụ phải xuống trước, nếu vali không xuống kịp, xe lửa chạy mất th́ chỉ mất vali, chứ nếu các cụ c̣n trên xe, xe chạy là không có cách nào t́m được các cụ đâu. Xin được nói thêm ở đây, đoàn có tổng cộng 24 người mà có 1 cụ trên 86 tuổi, 5 cụ trên 75, 1 cụ trên 65, 1 người dưới 30 tuổi, số c̣n lại là trên 30 cho đến trên 50 tuổi cả. Cô Thủy giúp đoàn mang hành lư khỏi xe lửa, lại 1 màn đúng chung quanh để bảo vệ hành lư, các cụ th́ được dẫn ra xe Bus để ngồi nghỉ, để cho đám ‘hậu sinh‘ lo lắng. Cô Thủy đă lo mướn người khuân vác hành lư ra xe Bus và xe Bus chở cả đoàn về trú ngụ tại chùa Đài Loan. Nơi đây đoàn được lo chỗ ăn, chỗ ngủ đầy đủ, xin cám ơn cô Thủy đă lo lắng cho đoàn.

 

3. Thời gian ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya)

Bồ Đề Đạo Tràng là một thôn làng nhỏ, thuộc thị trấn Gaya và cách nhà ga khoảng 15 Km.

Muốn đến được Gaya th́ chỉ có cách đi bằng xe lửa, xe Bus hoặc xe hơi. Từ New Delhi th́ xe lửa cần 12 tiếng (trên lư thuyết) và nếu từ Calcutta th́ chỉ cần 5 tiếng.

Mấy năm gần đây Nhật Bản đă bỏ ra một số tiền lớn gần cả triệu đô la để làm lại đoạn đường đi vào Đại Bảo Tháp. Con đường hiện giờ là con đường đi bộ có trải các phiến đá và dọc theo con đường vào tháp là những dẫy đèn với nhiều hoa văn chạm trổ, tô điểm thêm nhiều nét đẹp thanh tú cho khu vực chung quanh Đại Bảo Tháp.

Vào khỏi cổng thấp, cảnh trí nơi đây lập tức tạo cho người viếng một cảm giác lâng lâng nhè nhẹ. Không khí u tịch với tiếng chim hót lúc thưa, lúc mau lẫn với tiếng lá đung đưa xào xạc. Vô số những ngôi tháp lớn nhỏ đứng rải rác khắp cả một vùng rộng lớn bao la bao bọc lấy ngôi Đại Bảo Tháp cao lớn sừng sững huy hoàng.  

Ngôi Đại Bảo Tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng là ngôi tháp mà vua A Dục đă xây lên từ thế kỷ thứ 6, ngôi tháp nguyên thủy th́ đă bị vùi lấp hết. Thủ tướng Nehru đă cho xây dựng và trùng tu lại ngôi tháp và hiện chỉ c̣n có chóp đỉnh của tháp, 2 khối đá có vết chân Phật và phiến đá nơi cội bồ đề là nguyên thủy. Phần c̣n lại đă được xây dựng từ thời thủ tướng Nehru trong những thập niên 50, 60.

Những ngôi tháp nhỏ chung quanh là do các vị vua chúa hay tư nhân dâng cúng khi những lời cầu xin của họ được thành h́nh. Hindus (Ấn độ giáo, tôn giáo chính ở Ấn độ) và Hồi giáo cũng cố tranh dành ảnh hưởng ở nơi đây, chung quanh Đại Bảo tháp cũng có những ngôi tháp nhỏ của họ và khi thấy nguời vào viếng Đại Bảo Tháp, họ luôn luôn kêu gọi để vào thăm và thắp hương nơi những ngọn tháp của họ. Ngay trong chánh điện cũng c̣n dấu vết của Hindus ở trong đó.   

Điểm đặc biệt tôi nhận thấy là chung quanh Đại Bảo tháp có những tấm ván bề ngang độ hơn 60 cm, bề dài khoảng 2 mét, trên mỗi tấm ván này là một vị tăng Tây Tạng (tu theo Mật tông), ngay cả những tín đồ người Tây phương nữa, nằm dài đảnh lễ (cách lạy này rất khó nhọc, những ngày đầu mới lạy th́ hai vai sẽ đau nhừ), trên hai tay họ có trang bị một lớp vải dầy (giống như cái bảo vệ đầu gối của những người chơi Volleyball) để bảo vệ đôi tay và để cho trơn dễ lạy và dễ đứng dậy. Tấm ván nơi hai tay được chà xát ‘lên nước‘ bóng lưỡng, thiếu điều ‘soi gương‘ được.

Không phải chỉ có những vị tu sĩ trẻ, khỏe mạnh mà cả những cụ ông, cụ bà già yếu hoặc cả những em bé cũng trải thân ḿnh ra mà lễ lạy. Không những họ lạy trên những tấm ván mà họ c̣n lạy dài, lạy ‘tam bộ nhất bái‘, ‘nhất bộ nhất bái‘ chung quanh đường kinh hành bao bọc Đại Bảo Tháp, hết đường kinh hành lớn đến các đường giữa hoặc đường nhỏ trong tháp.

Từ cổng tháp sau khi xuống khoảng vài chục bậc thang, người hành hương sẽ đi vào thẳng chánh điện, nơi đây tượng Phật A Di Đà thật đẹp, thật lớn chiếm gần hết bề ngang của chánh điện. Trong chánh điện lúc nào cũng có người đến đảnh lễ hoặc các vị sư Tây Tạng ngồi cầu nguyện, trước mặt họ có đặt một cái túi,  họ có một cái bát bằng kim loại, trong đó họ để những hột cát, các loại hột bằng nhựa và cả những hạt gạo nữa, mỗi lần bốc những hạt đó để lên bề lưng của cái bát th́ họ đọc một câu kệ (hay lời cầu nguyện), đọc xong th́ đổ những hạt đó trở lại vào túi và lại bốc lên và cứ thế tiếp tục.......

Nếu bạn muốn ngồi thiền thật yên tĩnh th́ nói với vị sư chịu trách nhiệm ngồi phía ngoài cửa chánh điện, ông sẽ mở cửa cho bạn lên phía trong của Bảo Tháp, nơi đây có pḥng thiền rất yên tĩnh, rất nhiều tín đồ da trắng ngồi thiền trên những bồ đoàn thật trang nghiêm.

Bắt đầu bằng phía trái của Đại Bảo Tháp trên những phiến đá mát lạnh rất nhiều tín đồ vừa đi, vừa lạy. Lễ bái là một trong những pháp đầu tiên cùng là căn bản để vào đạo. Trong Phổ Hiền thập Hạnh th́ bốn hạnh đầu đă nói lên công đức bất khả tư ngh́ và cần phải có cả lễ bái, đó là lễ bái để tôn kính chư Phật, lễ bái xưng tán danh hiệu của chư Phật, lễ bái để cúng dường và lễ bái để sám hối nghiệp chướng. V́ thế đứng trước một bậc giác ngộ, một nơi thiêng liêng, ḷng chí thành lễ bái là điều cần thiết. Thân chí thành lễ bái, miệng xưng tán danh hiệu Phật và ư quán tưởng sám hối nghiệp chướng, như vậy tam nghiệp thân khẩu ư trong một hạnh lễ bái đều do sự tương ứng thanh tịnh, công đức vô lượng tu dầy phát sanh, nhất là sự tu tập hành tŕ từ một thánh địa thiêng liêng, nơi đức Phật và bao vị thánh nhân thành tựu đạo quả giác ngộ của người.

Hàng ngày con số người tăng cũng như tục vào khuôn viên quanh tháp lễ bái từ sáng sớm tới tối mịt lên đến vài trăm người, một con số đông nhưng không mấy tạo ra tiếng ồn ào. Họ im lặng t́m chỗ riêng để lễ bái và đây cũng là cảnh giới của họ mỗi ngày. Từ sáng đến tối chỉ biết lễ bái và nhất tâm quán tưởng hoặc hướng về Đại Bảo Tháp âm thầm tŕ niệm hoặc cầu nguyện.

Phía sau Đại Bảo Tháp là cội bồ đề nơi Đức Phật đă đắc đạo, bàn thờ nơi đây từ sáng sớm đến tối mịt lúc nào cũng có tín đồ đến cầu nguyện hoặc ngồi tụng kinh. Hàng ngày có rất nhiều phái đoàn từ khắp nơi đến để tụng kinh, lễ bái. Học sinh Ấn độ cũng được thầy, cô giáo hướng dẫn đến và tụng kinh tại đây. Có một hôm tôi được chứng kiến các em học sinh Ấn độ chỉ độ 9, 10 tuổi, được 1 vị sư già hướng dẫn cho đọc kinh Bát Nhă Ba La Mật. Ông đă dạy các em như kiểu ở VN thầy giáo dạy học tṛ tập đọc vậy, nghĩa là ông đọc lên một câu kinh th́ tất cả các em lại nhắc lại. Nơi cội bồ đề cũng là nơi tôi đă ngồi hàng ngày để niệm Phật, cầu nguyện và suy tư.    

Đi gần hết chu vi ṿng nhỏ của Đại Bảo Tháp th́ đi đến nơi bàn thờ Phật Bà Quan Âm, nơi đây được cho biết Phật Bà rất linh thiêng, nếu ai muốn cầu nguyện điều ǵ th́ khấn và nhắm mắt đi đến bàn thờ, nếu lời cầu xin được linh ứng th́ người đó sẽ đi thẳng đến chân bàn thờ, nếu không th́ sẽ đi chệch ra ngoài.

Buổi tối trong khuôn viên Đại Bảo Tháp th́ thật là kỳ diệu với muôn ngàn ngọn nến hoa đăng do những phật tử và các phái đoàn hành hương đến cúng dường. Các ánh đèn màu bầy giăng khắp nơi cộng với các ngọn đèn pha chiếu vào Đại BảoTháp tạo thành một cảnh giới lung linh kỳ ảo.

Nếu ở bên trong khu vực thánh địa là cảnh giới của tịnh lạc, trang nghiêm của các cơi Phật và chư thánh nhân th́ cảnh tráng bên ngoài rơ thật là của phàm phu tục tử, mê vọng và  nghiệp chướng. Người ta tranh nhau mua bán, dụ dỗ và t́m cách gạt gẫm những người có ḷng mộ đạo chí thành. Người ta lợi dụng ḷng thương người của những tín đồ để bày ra những thảm trạng thương tâm, áo quần lam lũ, dơ bẩn và rách nát, những khuôn mặt nhăn nhó, rên rỉ hoặc những cảnh tay chân c̣ng queo, ḅ lê, ḅ càng trên các đoạn đường mà thật sự mỗi lần đi tôi chỉ sợ dẵm vào bàn tay của họ thôi. Nh́n những thảm trạng ấy tôi cứ tự hỏi ‘ḿnh phải làm sao đây‘, Nam Mô A Di Đà Phật!

Ở Bodhgaya theo nhận xét của riêng tôi th́ dân chúng rất nghèo, có lẽ nghèo nhất nước Ấn độ, tôi có được tiếp xúc với vài người VN sống tại Ấn độ và cũng được cho biết như vậy. Đi từ đầu cho đến cuối chợ chỉ toàn thấy các sạp bán rau cải và trái cây thôi, không thấy hàng bán thịt hay cá ǵ cả, có lẽ dân ở đây toàn ăn chay chăng hay v́ dân chúng không có khả năng nên có bán cũng chẳng ai mua?

Dọc hai bên đường đi đến Đại Bảo Tháp th́ dân chúng bầy bán đồ kỷ niệm trong những cái quán rất sơ sài, 4 cái cột, mái che nắng, c̣n vách th́ chung với hàng bên cạnh. Tối đi về, họ chỉ lấy tấm nylon đậy lên và lấy dây cột lại cho chặt để gió khỏi tốc lên chứ không hề khóa ǵ cả.

Về t́nh h́nh dân chúng th́ nghe kể lại rất ‘an phận‘, nhu cầu của họ trong ngày nếu đă đủ th́ sẽ nằm ngủ, chứ nhất định không làm thêm nữa, ngày mai đi kiếm cho nhu cầu ngày mai.

Tại Bồ Đề Đạo Tràng ngoài hai ngôi chùa Việt Nam có tất cả 10 cảnh chùa của các nước như Tây Tạng, Nhật, Thái Lan, Trung quốc, Đài Loan, Miến Điện, Tích Lan...

Trung Tâm Tu Học Viên Giác

Năm 1999 hai Thầy Hạnh Tấn và Hạnh Nguyện có thành lập một ngôi chùa tại Bồ Đề Đạo Tràng để cho Phật tử tu học và xin với thầy Thích Như Điển chọn tên Viên Giác để nhớ đến ngôi chùa Viên Giác ở Tây Đức, nơi hai thầy xuất xứ và như thế suốt hơn hai năm qua Trung Tâm Tu Học Viên Giác tại BĐĐT đă được thực hiện.

Nhờ những đợt vận động  khắp nam châu, chùa đă được các phật tử đồng hương ủng hộ một cách nhiệt thành, riêng các Thầy Hạnh Tấn và Hạnh Nguyện mỗi Thầy đều hy sinh một phần thân thể của ḿnh, đó là đốt 2 hoặc 3 đốt ngón tay để cúng dường Tam Bảo, đặc biệt là cầu nguyện cho việc xây dựng Trung Tâm Tu Học Viên Giác tai BĐĐT được thành tựu viên măn. Ngoài ra Thầy Hạnh Tấn cũng đă cùng với thầy Đồng Văn đi ‘tam bộ nhất bái‘ từ sông Hằng, nơi Đức Phật đă thường cư ngụ, đến BĐĐT suốt trong 40 ngày đêm, trong túi không có một đồng xu, chỉ trừ y và bát là những món tùy thân mang theo ḿnh. Thầy Đồng Văn cũng đă đốt một đốt ngón tay để cúng dường chư Phật sau khi đi xong ‘tam bộ nhất bái‘ với thầy Hạnh Tấn.

Trung Tâm Tu Học Viên Giác có diện tích 2.700 mét vuông, cao 5 tầng từ dưới kể lên, ngoài chánh điện, pḥng Tổ, thư viện, nhà bếp, pḥng công cộng, có 27 pḥng, mỗi pḥng có 2 giường ngủ. Như vậy 54 khách hành hương có thể ở lại thoải mái khi chiêm bái những Thánh tích quan trọng nơi đây.

Ngôi chùa Một Cột thiết kế xây dựng hoàn toàn Việt Nam để đánh dấu một triều đại nhà Lư huy hoàng với sự đóng góp của Phật giáo và đến gần 1.000 năm sau, tinh thần Phật giáo ấy đă được xây dựng tại nơi quê hương của Đức Phật để báo ân, mà chính nhờ giáo lư từ bi nhiệm mầu ấy, những người con Phật Việt Nam đă thừa hưởng qua mấy ngàn năm lịch sử rồi. Bây giờ chính là lúc đem cành lá, hoa thơm về để vun xới gốc gác lâu năm đă khô cằn nơi Ấn độ. Ư nghĩa này dầu dưới h́nh thức nào cũng đă có một phần đóng góp nhỏ nhoi cho sự phục hưng Phật Pháp tại xứ theo Ấn Độ giáo này.

Đồ trang trí bên trong TTTHVG hầu hết được chế tạo tại Việt Nam. Riêng mái ngói lợp chùa th́ thầy Hạnh Nguyện đă đặt mua từ Nhật Bản, kiến trúc sư là người Việt ở Mỹ, nhân công là người Ấn Độ, thợ làm hoa văn là người Việt Nam, TTTHVG là một công tŕnh phối hợp. Nghe nói các Thầy đă quyên góp được 700.000 US$ và 100.000 US$ hội thiện, một con số thật lớn lao.

Sáng ngày mùng 6 tháng 3, ngày khai trương Trung Tâm tu học Viên Giác, từ 8 giờ sáng chuông, trống bát nhă đă đổ hồi, các vị Ḥa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni, Phật tử....từ khắp 4 châu tụ về, đă tập trung và rước kiệu ra Đại Bảo Tháp, tiếng tụng kinh ‘Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật‘ đă vang rền đường phố từ TTTH Viên Giác đến Đại Bảo Tháp, thật là một cảnh hiếm có ở nơi đây, kiệu do 4 vị t́ kheo khiêng đi trước, các tăng rồi đến các ni cô và sau cùng là Phật tử đi nối vào dài cả cây số, vừa đi vừa niệm Phật, báo chí và đài truyền h́nh địa phương đă đi theo và quay Film, (v́ không có TV nên tôi cũng không rơ là chương tŕnh đă được phát h́nh vào ngày nào và dài bao lâu).

Sau khi kiệu đă rước được tượng Đức Phật về tới TTTH Viên Giác th́ lễ cắt băng khánh thành TT được tổ chức, tới đây th́ không thể chen chân lọt vào chánh điện hay vào chùa được, v́ người quá đông nên đành phải đứng chờ ở ngoài mà thôi.

Thôi không vào chùa được th́ chạy xuống bếp làm ‘công quả‘ vậy, vội vàng chạy xuống bếp để phụ giúp ban ẩm thực lo thức ăn để trưa nay ‘cúng dường trai tăng‘, ở ngoài bếp tôi được cử vào pḥng ăn hỏi điều ǵ đó, vào đến pḥng ăn là bị ‘bắt‘ ở lại đó phụ luôn, không ra tới ngoài được nũa, nhờ vậy mà tôi được chứng kiến một cảnh mà từ nhỏ tới giờ chưa hề được trông thấy. 

Sau khi lễ khánh thành được hoàn tất, các vị tăng đă đi xuống nhà ăn để thọ trai, có nh́n cảnh các vị tăng (hầu hết là các vi tăng Tây Tạng v́ nh́n theo sắc áo), thứ tự ngồi vào các bàn ăn, mới thấy hết ư nghĩa của việc ‘cúng dường trai tăng‘ như thế nào.

Đến buổi chiều là lễ Quy Y Tam Bảo, thọ Thập Thiện giới, sát hạch các ni cô .....Măi lúc này tôi mới xin quy y Tam Bảo, thầy Thích Như Điển lúc quy y cho tôi đă nói ‘cô này ở Đức lâu lắm rồi, vậy mà hôm nay về đến Bồ Đề Đạo Tràng mới xin quy y‘. Thật vậy có lẽ là một  phước báu cho tôi, ở ngoại quốc mà được quy y trong chùa và nhất là ở ngay Bồ Đề Đạo Tràng, ‘cái nôi‘ của đạo Phật nữa! Điểm đặc biệt là Thầy Như Điển đă lấy tên các vị đệ tử của vị Minh Hải Đại sư để đặt tên cho 4 người xin Quy y Tam bảo hôm đó.

Ngày hôm sau 7 tháng 3 là Lễ đăng đàn thọ giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa, Sa Di, Sa Di Ni và Bồ Tát Giới tại gia cũng như xuất gia. Giới đàn này lấy tên là giới đàn Minh Hải, đây là đạo hiệu của vị Tổ Sư khai sơn chùa Chúc Thanh tại Hội An cách đây gần 400 năm về trước.

Ngày thứ sáu 8 tháng 3 là ngày ‘thí thực cô hồn và chẩn tế‘,  ḥa thượng Mỹ Hoa từ VN làm chủ tế trong buổi lễ này, tuy không được trực tiếp tham dự, v́ ngày hôm đó tôi bị đau, nhưng được biết ḥa thượng đă cúng 4 tiếng đồng hồ ṛng ră và sau đó là chẩn tế cho những người dân ở Bồ Đề Đạo Tràng. Chùa đă sửa soạn 1.000 phần chẩn tế, nhưng khi mới phát được hơn 100 phần th́ phải ngưng v́ dân chúng đổ xô vào quá không sao giữ được trật tự mà phát tiếp được, thêm vào đó vài vị phát hàng đă bị thương, nên việc chẩn tế đành phải ngưng lại.

Những ngày tiếp theo là khóa tu học 5 ngày do các thầy Thích Như Điển và Thầy Đồng Văn phụ trách. Tiếc rằng đêm 10 tháng 3 đoàn đă phải rời Bồ Đề Đạo Tràng nên đă không thể tham gia trọn vẹn khóa tu  học này được.

 

4. Rời Bồ Đề Đạo Tràng

Đêm 10 tháng 3,  mặc dù xe lửa sẽ đến vào lúc 2 giờ 59 phút ngày 11 tháng 3, nhưng 22 giờ 30 đêm 10 tháng 3 thầy Giác Hạnh đă cho xe Bus tới đón để đưa 19 thành viên của đoàn ra nhà ga Bodhgaya để đón xe lửa về lại New Delhi.

Xin được nói thêm ở đây, những vé xe lửa đoàn mua được ở New Delhi, tuy là vé ở toa ‘sleeper class‘ nhưng là vé ngồi (ô hô ai mà biết đâu cơ chứ?), v́ thế khi vừa đến Bodhgaya, Thiện Liễu phải liên lạc với cô Thủy để nhờ một người Ấn tại địa phương ‘móc nối‘ để đổi vé ‘giường nằm‘ cho cả đoàn, có nghe Thiện Liễu kể lại  diễn tiến ‘đi đổi vé‘ này th́ đúng thật là ‘đoạn trường ai có qua cầu mới  hay‘! Sau khi người địa phương móc nối, họ đă đuổi hết người Ấn độ c̣n đang ngồi trong pḥng mua vé ra để ‘ngă giá‘ , đang nói chuyện, họ nói Computer bị hư, thế là mọi người ‘đưọc đuổi ra‘ để đứng phơi nắng, khi Computer chạy lại th́ được mời vào, lúc họ muốn bàn bạc riêng với nhau th́ lại ‘mời ra‘.......không biết mấy lần như vậy,  hiền như Thiện Liễu mà cũng c̣n phải lên tiếng! Cuối cùng th́ cũng đổi được vé ‘giường nằm‘ cho 19 người  trên chuyến về, sau khi đă hối lộ và trả thêm tiền vé cho cả quăng đường không đi.

Xin tri ân Thiện Liễu đă v́ cả đoàn mà cực khổ như vậy.

Xe Bus đón đoàn th́ đă trả giá xong xuôi, lần chở vào v́ là ban ngày nên chỉ mất có 1.000 Rupies cho quăng đường 15 Km, nhưng lần về v́ là ban đêm nên phải trả thêm 20%, không sao ‘cái chánh là được việc thôi‘!

Xe Bus chở mọi người đến nhà ga mới hơn 11 giờ đêm, hành lư được đưa xuống và mọi thành viên ngồi chung quanh để vừa đuổi muỗi, vừa canh Vali. Những người phu khuân vác th́ đă kiếm chỗ đâu đó nằm ngủ để chờ xe lửa tới, họ sẽ đưa hành lư lên xe và nhận tiền thù lao.

Khi nh́n thấy ông chủ xe Bus vẫn c̣n ngồi đó, tôi có hỏi thầy Giác Hạnh ‘Thầy ơi, tại sao ông ta c̣n ở đây, chưa đi về, vậy mà ông ấy không để cho mọi người ngồi chờ trên xe cho khỏi muỗi đốt mà khổ sở như vầy!‘ Thầy Giác Hạnh bảo rằng, ‘họ như vậy đó, ngồi đó để tí nữa lại ṿi thêm tiền đấy mà!‘. Trước khi xe lửa tới, thầy Giác Hạnh đă thưởng cho ông ta thêm một số tiền (ngoài tiền xe đă trả đủ), nhưng ông ta chê ít không nhận. Xe lửa tới mọi người lên xe để c̣n sắp xếp đề hành lư lên, thầy trả tiền cho những người phu khuân vác, bây giờ th́ ông chủ xe Bus trở mặt và nói rằng thầy chưa trả tiền xe Bus! Thầy chỉ vào mặt ông ta và đuổi xuống xe, ông ta tiu nghỉu như mèo bị cắt tai và đi xuống xe. Tôi có nói chuyện với Thầy và hỏi rằng, ‘tại sao họ lại như thế Thầy nhỉ?‘ Thầy bảo ‘người Ấn độ là như vậy đó, số tiền cho thêm không nhiều, nhưng nếu cứ cho họ số tiền họ đ̣i th́ chính ḿnh sẽ làm khổ cho những người đi sau!‘. Tôi suy nghĩ và thấy rằng ông chủ xe Bus này từ hôm đoàn đến đă có những mối hoạnh tài ‘bất ngờ‘  rồi, có lẽ ông ta ‘quen mui thấy mùi ăn măi‘ đấy mà, đ̣i được 1 lần th́ cứ đ̣i hoài thôi!!!!

Lần đi về này th́ giường nằm không có vấn đề ǵ cả, nghĩa là mỗi người ‘có‘ một giường nằm đàng hoàng. Bây giờ th́ đến lượt hỏa xa của Ấn độ có ‘vấn đề‘. Theo chương tŕnh th́ độ 19 giờ tối hôm đó th́ xe lửa đến New Delhi (16 tiếng đồng hồ cho một đoạn đường gần 1.500 Km),  chẳng biết v́ một tai nạn ǵ ở đâu đó, mà xe lửa chạy tới lại chạy lui (tại tôi thấy lúc th́ xe lửa chạy đầu này, lúc lại chạy đầu kia) v́ thế mà đến 24 giờ đêm, nghĩa là bị trễ gần 7 tiếng đồng hồ xe lửa mới đến nhà ga New Delhi .

 

5. Thời gian ở New Delhi lần thứ hai:

Trên xe lửa thầy Giác Hạnh đă cho biết, khi đến nhà ga chính thầy se thuê phu khuân vác hành lư ra khỏi nhà ga và đưa ra bến xe Rishaw (giống xe lam 3 bánh bên ḿnh, nhưng nhỏ hơn và chỉ có một băng ghế cho 3 chỗ ngồi), nơi đây thầy sẽ mướn xe Rishaw để đưa mọi người về khách sạn,  hành lư của ai th́ người đó quản lư và cứ 3 người th́ thầy sẽ mướn cho một xe. Thầy ra bến xe mua vé cho 7 chiếc Rishaw, để chở 20 người,  sau đó thầy phải vào trạm cảnh sát để đút lót cho ‘ông cảnh sát‘ 50 Rupies, lúc đó ông mới chịu ‘rời gót ngọc‘ của ông ra khỏi cái bót và phân phối xe Rishaw. Thầy Giác Hạnh đưa cho mỗi xe một cái vé và dặn thật kỹ ‘giữ lấy cái vé này, bao giờ xe đến nơi th́ mới đưa vé cho họ và sau đó cho họ chút tiền cà phê! Nếu đang đi nủa chừng mà họ nói xe hư, đứng lại giữa đường th́ mọi người cứ ngồi yên trên xe, ngồi đến sáng cũng ngồi!‘. Mọi người tuân lệnh và giữ thật chặt vé xe cũng như địa chỉ của hotel.

Trời Phật ơi, đi xe Rishaw đó mà tôi muốn đứng tim, cái anh tài xế chạy xe tôi ngồi th́ chỉ thích chạy nhanh và chạy trước thôi, nhưng lại không biết đường, cứ chạy một hơi, anh ta lại ngừng lại chờ các xe kia để hỏi đường, vậy mà cứ lên xe là phóng như bay vậy. Ngồi trên xe mà tôi thầm niệm Phật phù hộ, v́ với cái tốc độ đó, anh ta chỉ quẹo là xe lật như chơi và cái triển vọng gẫy tay hay gẫy chân, chắc chắn không thể nào tránh khỏi cả!

Nhờ Phật độ, 7 chiếc xe cũng về tới khu phố Tây Tạng an toàn, sau khi phân phối pḥng ốc, ai nấy về pḥng, khi đặt cái lưng xuống giường th́ đồng hồ đă chỉ gần 3 giờ sáng ngày 12 tháng 3.

Độ 8 giờ sáng hôm sau mọi người tập trung để đi ăn sáng và hôm nay sẽ tham quan phố xá New Delhi đây!

Sau khi ăn sáng ở nhà hàng Tây Tạng gần hotel, Thầy mướn cho 3 người một chiếc Rishaw và chở đi coi phố xá New Delhi, thật ra Thầy có ư định đưa đến một trung tâm thương mại ở New Delhi để mua sắm, nhưng hôm đó lại là ngày lễ của Ấn độ nên TT Thương mại đóng cửa. Trước đó thầy đưa đến một văn pḥng du lịch Thầy quen để xác nhận (confirm) vé máy bay về cho đoàan, khi nh́n thấy một nhân viên trong văn pḥng này ôm toàn bộ số Passport của mọi người trong đoàn để mang đến hăng máy bay, confirm chuyến bay là tôi muốn đứng tim, lỡ anh ta bị giựt mất cái giỏ đó th́ chúng tôi ra sao đây? Tôi đành muối mặt nói với ông ta ghi cho tôi 1 cái biên nhận là đă nhận 19 cái Passport và 7 cái vé máy bay của đoàn, ông ta cũng thông cảm nỗi lo sợ của tôi và ghi biên nhận cho.

Mọi người đi dạo phố New Delhi, eo ơi ở đây mọi người được thưởng thức ‘cái mùi thiên nhiên‘ khá nặng  ở trong không khí. Tôi chẳng biết nhà của người Ấn độ ‘xịn‘ th́ như thế nào, chả biết họ có Toilette ở trong nhà hay không mà thấy ở khắp mọi nơi, cứ thấy người ta quay lưng vào tường để giải quyết cái nhu cầu rất người đó thật là tự nhiên!

Trời nóng quá nên sau khi coi một tiệm bán đồ kỷ niệm mà giá đắt như vàng th́ mọi người vào 1 tiệm nước, kêu nước uống, ngồi nghỉ và đợi để thầy Giác Hạnh dẫn tôi và Thiện Liễu đi lấy Passport về. A di đà Phật, vé máy bay của hăng Austrian Air đă confirm được, riêng hăng máy bay Air France th́ đóng cửa v́ là ngày lễ, tôi rất run v́ không biết có máy bay về cho 16 ngưới c̣n lại hay không? Tôi đành nói với Thầy và Thiện Liễu ‘thôi con sẽ không cho ai trong đoàn biết rằng vé máy bay của Air France chưa confirm được Thầy ạ!‘ Thầy cũng đồng ư là không nên cho ai biết cả. Kể từ lúc đó, mọi người trong đoàn cứ nghĩ rằng vé máy bay đă confirm được, chỉ có thầy Giác Hạnh, Thiện Liễu và tôi biết sự thật mà thôi. Mô Phật con đă không nói sự thật này ra, v́ đây là trường hợp khẩn cấp, xin Phật tổ tha tội cho con!

Gần nơi tiệm nước có một cái lều được che 3 phía màu da cam, có dấu thập màu trắng, trong lều có 5, 6 người ngồi nhồi bột và bỏ vào chảo chiên, bánh nở lên như bánh tiêu và to độ 1/2 như vậy. Ṭ ṃ chúng tôi lại gần để xem và xin mua 20 Rupies để ăn thử, nhưng họ không bán và bảo rằng hôm nay họ phát chẩn cho người nghèo, ai muốn ăn th́ xếp hàng, họ đưa cho một cái chén bằng giấy to độ bằng ḷng bàn tay, họ múc một muỗng cari đổ vào đó và để một cái bánh vào. Đó là bữa ăn được phát chẩn hôm đó cho những người nghèo.   

Buổi đi chơi hôm đó rất vui, sau khi ăn cơm trưa ở Ichiban, mọi người lại đáp Rishaw về hotel . Tôi không hiểu sao mà cái xe Rishaw nào tôi đi, tài xế cũng không biết đường, phải hỏi tới, hỏi lui và luôn luôn về sau mọi người!

Tối đó là tối vui nhất từ ngày đến Ấn độ, ăn tối ở tiệm ăn Tây Tạng, tuy thức ăn không ngon như Ichiban, nhưng không khí thật cởi mở, vui vẻ. Nhân đó cả đoàn cùng gởi lời cám ơn đến 3 vị ‘Bồ tát hóa thân‘ của đoàn là các anh Chính, Cương và Thiện Liễu, xin ghi nhận công lao của 3 vị ‘Bồ Tát sống‘ này đối với cả đoàn.

Tối đó chúng tôi tà tà dạo phố Tây Tạng, đi tới, đi lui, th́nh ĺnh tôi khám phá ra chiếc mũ của ḿnh được treo trên một cái bảng hiệu phía trước một cái tiệm. Khi nhận ra chiếc mũ của tôi, các bạn đi chung ai cũng cười và hỏi, sao cái mũ của tôi lại ở đó? Suy nghĩ một hồi tôi mới đoán, chắc hồi chiều vô trong tiệm gởi Fax và đă để quên trong đó chăng? Để quên cũng chẳng bị mất, đó là một đặc tính của người Ấn độ ‘b́nh thường‘ đó sao?

Theo chương tŕnh ngày hôm sau thầy Giác Hạnh sẽ đưa cả đoàn đi thăm Taj Mahal, kỳ quan thứ sáu của thế giới. Thầy dặn hôm sau 5 giờ sáng mọi người sẽ có mặt để xe Bus đón, chở đi thăm lâu đài Taj Mahal.

Sáng  hôm sau mọi người dậy sớm, Thầy đă đứng đón xe Bus từ lúc nào không rơ, nhưng gần 5 giờ 30  xe Bus mới  tới. Xin được nói thêm ở đây, người Ấn chẳng bao giờ đúng giờ cả, nếu muốn hẹn họ 5 giờ th́ phải nói sớm hơn th́ may ra họ mới đến đúng giờ ḿnh muốn.

Đường đi đến Taj Mahal th́ cũng giống như đường phố của VN khi đi về các tỉnh, thỉnh thoảng trên đường có những quán nho nhỏ, nơi đó là những trạm gọi điện thoại, tụ điểm Internet, gởi Fax... Xa lộ của Ấn độ khá tốt, tuy không thể so sánh với Âu châu nhưng cũng thuộc loại khá.

Trên đường đi, nếu chú ư hai bên đường, nơi những gốc cây th́ sẽ thấy những người Ấn độ chính gốc ngồi và bên canh họ có một chai nước. Xin được nói thêm ở đây, giấy vệ sinh ở Ấn độ rất đắt, v́ ít người xài chăng? Dân bản xứ là không có xài rồi, phải chăng v́ thế giá thành của sản phẩm v́ đó tăng cao?

Dân Ấn độ có hai cái tay và mỗi tay dùng cho một việc, tay phải cho việc sạch sẽ là để bốc cơm ăn, c̣n tay trái th́ dùng vào việc làm vệ sinh. Hai cái tay, cái nào cũng cần dùng cho nhu cầu cần thiết cả mà!

Đền Taj Mahal nằm ở thành phố Agra, lâu đài vĩ đại mà vị vua gốc Mông Cổ Shah Jahan đă xây để tưởng nhớ bà Hoàng Hậu của ông ta. Lăng tẩm này được xây cất từ năm 1632 đến năm 1653 mới xong và được xây toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Ṭa lâu đài thật vĩ đại, khuôn viên chung quanh rộng răi bao la, khi nh́n thấy ṭa lâu đài, tôi tự hỏi bao nhiêu người đă bỏ mạng, bao nhiêu của cải đă đổ vào để dựng nên ṭa lâu đài đó. Chỉ v́ một ‘khởi vọng tâm‘ của vị vua đă dấy lên khi có ư định xây ngôi đền để tưởng nhớ vị hoàng hậu yêu quí của ông ta. V́ vọng tâm đó mà bao người đă bỏ mạng vô ích.

Giá vé vào cửa để xem lâu đài th́ cũng được ‘phân biệt đối xử‘ rất kỹ lưỡng, người Ấn độ chỉ phải trả 24 Rupies cho vé vào cửa, nhưng người nước ngoài th́ ‘được‘ trả vé là 250 Rupies cộng thêm 500 Rupies tiền thuế nữa.  

Nhờ đi xa ra khỏi thành phố tôi mới có một cái nh́n tổng quát về New Delhi, thành phố có những ngôi dinh thự thật to lớn, những đại lộ rộng thênh thang, bên cạnh đó là những khu b́nh dân, tạp nhạp giống như khu chợ Cầu Ông Lănh ở VN vậy.

Lúc chúng tôi đến Ấn độ là vừa qua mùa Đông và không khí bắt đầu nóng, được các ni cô đang học tại New Delhi cho biết, mùa hành hương (từ tháng mười đến cuối tháng hai) vừa qua xong. Tôi thấy không khí giữa trưa là nóng lắm rồi, trên 32 độ Celcius, vậy mà các ni cô nói rằng, đến mùa hè th́ nóng trên 40 độ C, cũng v́ thời tiết bắt đầu vào hè nên tôi được trông thấy những cây gạo nở hoa đỏ, thật ra là màu da cam đậm, thân cây cũng giống như cây bông g̣n ở miền Nam VN và nghe nói rằng trái gạo cũng giống như trái bông g̣n và cũng cho bông như thế. Đúng là ‘đi một ngày đàng, học một sàng khôn‘, từ hồi đó đến giờ tôi chỉ được đọc trong truyện nói rằng miền Bắc có cây gạo đỏ, bây giờ mới được thấy tận mắt.

Một loại cây mà ở Ấn độ được trông thấy trồng ở lề đường nhiều nhất là cây bồ đề, với thời tiết nóng nhiều, ít mưa, chắc chỉ có loại cây này mới tồn tại được nổi  mà thôi. Hai bên lề đường những cây cổ thụ chắc cũng đến vài trăm năm rồi, v́ gốc cây to lắm, vài người ôm không xuể, đứng sừng sững như trơ gan cùng tuế nguyệt.

Trên đường về, trên xe thầy Giác Hạnh kể cho mọi  người nghe thêm về đời sống ở Ấn độ, Thầy qua du học ở Ấn độ đă được hơn 1 năm, khi hết năm học thứ nhất, thi hết khóa từ tháng năm (Mai), nhưng điểm thi đến tháng mười (Oktober) mới có,  tháng tám (August) th́ bắt đầu niên học mới, phải làm sao đây? Thế là đành lên văn pḥng đút lót cho họ một ít tiền th́ sẽ có điểm để xin học năm thứ hai. Gởi một lá thơ cũng mất 2 buổi, một buổi chờ đợi sắp hàng để mua tem thư, mua được con tem, đi sang tới chỗ gởi thơ th́ đă hết giờ, thế là ‘xin mời ông hôm sau trở lại‘! Có thơ cũng mất 1 US$ (tiền lương 1 ngày của 1 công nhân b́nh thường) th́ thơ mới được phát tới tay. Có 1 cái Check  muốn bỏ vào trương mục cũng mất 10 US$. Bạn học mà cho họ mượn tiền là coi như mất cả tiền lẫn bạn, tại sao thế nhỉ? Họ mượn được tiền của bạn, họ coi như bạn cho họ, họ sẽ không trả lại, lần sau thấy mặt bạn họ tránh để bạn khỏi đ̣i tiền họ. Thế có phải là ‘vừa mất tiền mà mất thêm bạn‘ nữa không? 

Ở Ấn độ có rất nhiều giai cấp, người ở giai cấp dưới không bao giờ được ‘rờ‘ vào giai cấp ở trên. Thầy có kể cho cả đoàn nghe một câu chuyện chính Thầy đă chứng kiến. Tại ngă tư cảnh sát chỉ đường đă ra lệnh cho xe dừng lại, 1 người Sikh (đàn ông cuộn tóc thành một búi to trên đầu và dùng vải quấn kín lại) đă mở cửa xe hơi của ông ta, bước xuống và tát tai viên cảnh sát chỉ đường, vậy mà viên cảnh sát chẳng dám phản ứng ǵ cả, chắc ông ta ở 1 giai cấp thấp hơn người Sikh kia chăng?   

Dĩ nhiên chuyện dài Ấn độ th́ nói hoài chắc cũng chả hết, đó là những mặt tiêu cực.

Riêng tôi có một nhận xét như sau, người Ấn độ rất hiền lành, đi mua hàng tha hồ trả giá, trả giá thấp họ không bán cho ḿnh, nhưng vẫn không giận dữ mà chỉ tươi cười chắp hai tay lại, nói ‘no‘ (không) chứ không hề giận dữ và chửi rủa ḿnh! Trên đường phố không hề nghe tiếng người căi nhau, chửi thề, cḥng ghẹo phụ nữ, hay ăn nói hỗn hào.

Ở nhà ga, chợ, bến xe dù xô bồ, hỗn tạp, nhưng bạn không hề sợ bị móc túi, giựt bóp hay giựt máy h́nh...   Đi trên xe lửa dù đông đúc như vậy, nhưng không hề nghe tiếng căi nhau, hay là họ nói bằng tiếng Ấn độ mà tôi không hiểu chăng? Nhưng nếu họ có căi nhau, nh́n nét mặt họ th́ tôi phải biết chứ nhỉ?

Trên đây chỉ là những nhận xét thô thiển của người viết, chắc chắn là rất thiếu sót. Để kết luận bài này, tới bây giờ tôi vẫn không t́m thấy được sự liên hệ được giữa 2 ‘hiện tượng‘ tôi đă trải qua với người Ấn, một mặt th́ hiền lành, có vẻ hơi khờ khờ, phải chăng v́ họ không ‘có chức, có quyền‘,  mặt kia th́ ṿi vĩnh, ăn hối lộ, lưu manh..... Xin được thọ giáo các bậc cao minh về điểm này.  

Máy bay chở đoàn về đến Frankfurt đúng lịch tŕnh đă định, ai cũng thở phào nhẹ nhơm khi đặt chân xuống phi trường. Tạm biệt nhau, chia tay để hẹn gặp lại một ngày không xa..

Minh Tân